Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ khách hàng ứng phó Covid
Ngày nhập : 18/05/2021 14:37
Thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng vẫn luôn “bật” chế độ ứng phó với dịch Covid. Bởi việc duy trì hoạt động thông suốt của hệ thống ngân hàng là điều kiện quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với dịch bệ
 

Khó tránh tác động từ dịch Covid

Diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam phức tạp trở lại, khi có thêm nhiều ca nhiễm trong cộng đồng tại nhiều địa phương. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tại các địa phương có dịch đã và đang chịu ảnh hưởng nhất định. Tình huống Covid quay trở lại tuy đã được đưa vào trong kịch bản kinh doanh từ đầu năm, nhưng với mức độ lan rộng của đợt dịch Covid lần này, những tác động lên hoạt động ngân hàng là khó tránh khỏi.

TS. Võ Trí Thành đánh giá rất tích cực những điều chỉnh tại Thông tư 03/2021/TT-NHNN là hợp lý khi cho phép cơ cấu các khoản nợ phát sinh trong giai đoạn từ 23/1/2020 đến 10/6/2020, các ngân hàng có thể xem xét mở rộng lượng dư nợ tái cơ cấu với thời hạn giãn nợ tối đa 12 tháng. Điều đó sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn sản xuất, khi các khoản vay được xếp vào diện được cơ cấu sẽ được gia hạn về thời gian trả nợ, làm giảm bớt áp lực chi phí tài chính lên doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc kéo giãn thời hạn trích lập cho lượng dư nợ tái cơ cấu đến hạn đồng loạt trong năm 2021 sẽ giúp các ngân hàng tránh được tình trạng chi phí trích lập dự phòng tăng đột biến trong một khoảng thời gian ngắn.

Ngân hàng luôn bật chế độ ứng phó Covid

Thực tế là trong thời gian qua, toàn ngành Ngân hàng vẫn luôn “bật” chế độ ứng phó với dịch Covid. Bởi việc duy trì hoạt động thông suốt của hệ thống ngân hàng là điều kiện quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với dịch bệnh. Bởi vậy, song song với các văn bản yêu cầu các ngân hàng triển khai biện pháp tăng cường phòng, chống và tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch Covid-19, NHNN còn luôn để mắt nhắc nhở tình hình hoạt động kinh doanh, nhất là tăng trưởng tín dụng các ngân hàng đảm bảo chất và lượng đi kèm với nhau.

Mới đây, NHNN vừa có Công văn số 3029/NHNN-TTGSNH gửi các ngân hàng yêu cầu thực hiện nghiêm một số nội dung trong hoạt động để đảm bảo an toàn hoạt động và hạn chế rủi ro. Cụ thể, yêu cầu các ngân hàng nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021. Trong đó, phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được NHNN giao thực hiện trong năm 2021. Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông. Một lưu ý nữa của lãnh đạo NHNN là các ngân hàng tăng cường công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo mục đích; thực hiện định giá tài sản bảo đảm là bất động sản, nhất là bất động sản tại các khu vực đang có hiện tượng sốt đất đảm bảo phản ánh đúng giá trị thực khách quan, minh bạch, đúng quy định của pháp luật...

Còn tại thời điểm này, TS. Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng cho rằng, hiện tại chưa có dữ liệu nào đánh giá chính xác về ảnh hưởng đợt dịch này đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cần phải hết sức bình tĩnh chưa nên đưa ra điều chỉnh chính sách gì về tín dụng, lãi suất, tỷ giá. Trước mắt ưu tiên để truy vết, kiểm soát dịch tốt. “1-2 tuần tới là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng, nếu kiểm soát tốt được đợt tái dịch này, tình hình hoạt động kinh tế không có gì thay đổi. Hoạt động kinh doanh ngân hàng trên nền tảng kinh tế. Kinh tế chung mà phát triển tốt thì hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ tích cực”, TS. Lịch nhận xét.

(Nguồn: Thời báo Ngân hàng)
 
 

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG

Giải Pháp Tài Chính Thông Minh